Sơ đồ mạch nguồn IC viper12A
Trong công việc sửa chữa hàng ngày chúng tôi gặp rất nhiều kiểu mạch nguồn xung trong các thiết bị điện tử dân dụng và công nghiệp. Trong các mạch nguồn xung thì dòng IC nguồn được sử dụng phổ biến hơn cả chính là IC Viper12A với ưu điểm là giá thành rẻ và sơ đồ mạch nguồn của IC Viper12A cũng rất đơn giản. Bạn đọc nào chưa biết nguồn xung là gì thì có thể tìm đọc bài viết giới thiệu về nguồn xung chúng tôi đã trình bày trong các bài viết trước.
. |
IC Viper12A được sử dụng phổ biến trong các mạch nguồn xung |
Các kiểu đóng gói của IC Viper12A
Kiểu đóng gói linh kiện chính là kiểu hình dạng bên ngoài của linh kiện đó. Trong các mạch nguồn xung thường sử dụng hai kiểu đóng gói chính của IC nguồn viper12A đó chính là dạng DIP8 và dạng SO8 như hình dưới đây
Trong đó dạng SO-8 là dạng linh kiện dán bề mặt còn DIP-8 là kiểu chân cắm chúng ta thường thấy với kích thước lớn hơn.
Chức năng của các chân IC nguồn Viper12A
IC viper12A có tổng cộng 8 chân , dưới đây là vai trò và chức năng các chân của nó:
Chân 1 và chân 2: (chân SOURCE) là hai chân nối với mass của mạch sơ cấp. Trong sơ đồ mạch IC viper12A thì hai chân này được nối với nhau. Chân này kết hợp với chân 5, 6, 7, 8 tạo nên một " công tắc điện tử " đóng cắt điện với tần số rất cao cho cuộn sơ cấp biến áp xung.
Chân 3 ( chân FB) : Đây là chân nhận tín hiệu hồi tiếp từ điện áp đầu ra của bên thứ cấp biến áp xung phản hồi về. FB là viết tắt của từ FeeBack có nghĩa là phản hồi hay hồi tiếp. Chân này cũng được xem là chân điều khiển của IC viper12A
Chân 4 (chân VDD): Đây là chân nguồn nuôi IC viper12A. Bất cứ một IC nào muốn hoạt động thì đều phải cấp nguồn nuôi cho nó. IC nguồn viper12A cũng không ngoại lệ, nó muốn hoạt động tốt thì phải có một nguồn nuôi ổn định. Trong sơ đồ mạch nguồn thì chân này nhận điện áp từ cuộn phụ hoặc cuộn thứ cấp của biến áp xung
Chân 5, 6, 7, 8 ( chân DRAIN): Đây là các chân ở cùng một phía của IC nguồn này. Trong sơ đồ mạch nguồn thì 4 chân này được nối với nhau và được nối với một đầu cuộn dây sơ cấp biến áp xung. Các chân này kết hợp với chân 1 và chân 2 tạo thành một khóa điện tử tần số cao đóng cắt điện cho cuộn dây sơ cấp biến áp xung.
Sơ đồ mạch nguồn IC viper12A
Để hiểu rõ hơn về chức năng và sự kết nối các chân IC viper12A thì các bạn hãy quan sát một sơ đồ mạch nguồn xung sử dụng IC nguồn viper12A như hình dưới đẫy.
Trong sơ đồ mạch trên ta sẽ thấy hai đầu điện áp xoay chiều được chỉnh lưu thành điện áp một chiều qua diode D1. Nguồn điện một chiều được lọc phẳng bởi 3 linh kiện chính là tụ điện C1, tụ điện C2 và cuộn dây L1. Cực âm của tụ C2 chính là msss được nối với chân SOURCE của IC viper12A, cực dương của tụ này là điện áp cấp vào một đầu cuộn dây sơ cấp biến áp xung. Đầu dây còn lại của cuộn sơ cấp được nối với các chân DRAIN của IC viper12A. Chân VDD được cung cấp nguồn nuôi bởi điện áp từ cuộn thứ cấp chỉnh lưu qua diode xung D2 1N4148 và có sự ổn định điện áp nhờ tụ C3. Muốn khống chế được điện áp đầu ra là bao nhiêu nhiêu vôn ngoài tỉ số biến áp thì cần phải kết hợp một mạch ghim áp và đưa tín hiệu hồi tiếp về chân FB. Trong sơ đồ mạch trên thì điện áp ra được ghim bởi diode ổn áp zener DZ1 , tín hiệu điện áp qua diode này đưa vào chân FB để điều khiển IC viper12A băm xung PWM thích hợp cho cuộn sơ cấp biến áp xung. Để hiể rõ hơn về nguyên tắc hoạt động của các linh kiện cũng như cách kiểm tra linh kiện chuyên sâu thì bạn đọc có thể tham khảo bộ tài liệu này
Kiểu đóng gói linh kiện chính là kiểu hình dạng bên ngoài của linh kiện đó. Trong các mạch nguồn xung thường sử dụng hai kiểu đóng gói chính của IC nguồn viper12A đó chính là dạng DIP8 và dạng SO8 như hình dưới đây
. |
Sơ đồ chân và hình dáng bên ngoài của IC nguồn Viper12A |
Chức năng của các chân IC nguồn Viper12A
IC viper12A có tổng cộng 8 chân , dưới đây là vai trò và chức năng các chân của nó:
Chân 1 và chân 2: (chân SOURCE) là hai chân nối với mass của mạch sơ cấp. Trong sơ đồ mạch IC viper12A thì hai chân này được nối với nhau. Chân này kết hợp với chân 5, 6, 7, 8 tạo nên một " công tắc điện tử " đóng cắt điện với tần số rất cao cho cuộn sơ cấp biến áp xung.
Chân 3 ( chân FB) : Đây là chân nhận tín hiệu hồi tiếp từ điện áp đầu ra của bên thứ cấp biến áp xung phản hồi về. FB là viết tắt của từ FeeBack có nghĩa là phản hồi hay hồi tiếp. Chân này cũng được xem là chân điều khiển của IC viper12A
Chân 4 (chân VDD): Đây là chân nguồn nuôi IC viper12A. Bất cứ một IC nào muốn hoạt động thì đều phải cấp nguồn nuôi cho nó. IC nguồn viper12A cũng không ngoại lệ, nó muốn hoạt động tốt thì phải có một nguồn nuôi ổn định. Trong sơ đồ mạch nguồn thì chân này nhận điện áp từ cuộn phụ hoặc cuộn thứ cấp của biến áp xung
Chân 5, 6, 7, 8 ( chân DRAIN): Đây là các chân ở cùng một phía của IC nguồn này. Trong sơ đồ mạch nguồn thì 4 chân này được nối với nhau và được nối với một đầu cuộn dây sơ cấp biến áp xung. Các chân này kết hợp với chân 1 và chân 2 tạo thành một khóa điện tử tần số cao đóng cắt điện cho cuộn dây sơ cấp biến áp xung.
Sơ đồ mạch nguồn IC viper12A
Để hiểu rõ hơn về chức năng và sự kết nối các chân IC viper12A thì các bạn hãy quan sát một sơ đồ mạch nguồn xung sử dụng IC nguồn viper12A như hình dưới đẫy.
. |
Sơ đồ mạch nguồn IC viper12A |
Trong sơ đồ mạch trên ta sẽ thấy hai đầu điện áp xoay chiều được chỉnh lưu thành điện áp một chiều qua diode D1. Nguồn điện một chiều được lọc phẳng bởi 3 linh kiện chính là tụ điện C1, tụ điện C2 và cuộn dây L1. Cực âm của tụ C2 chính là msss được nối với chân SOURCE của IC viper12A, cực dương của tụ này là điện áp cấp vào một đầu cuộn dây sơ cấp biến áp xung. Đầu dây còn lại của cuộn sơ cấp được nối với các chân DRAIN của IC viper12A. Chân VDD được cung cấp nguồn nuôi bởi điện áp từ cuộn thứ cấp chỉnh lưu qua diode xung D2 1N4148 và có sự ổn định điện áp nhờ tụ C3. Muốn khống chế được điện áp đầu ra là bao nhiêu nhiêu vôn ngoài tỉ số biến áp thì cần phải kết hợp một mạch ghim áp và đưa tín hiệu hồi tiếp về chân FB. Trong sơ đồ mạch trên thì điện áp ra được ghim bởi diode ổn áp zener DZ1 , tín hiệu điện áp qua diode này đưa vào chân FB để điều khiển IC viper12A băm xung PWM thích hợp cho cuộn sơ cấp biến áp xung. Để hiể rõ hơn về nguyên tắc hoạt động của các linh kiện cũng như cách kiểm tra linh kiện chuyên sâu thì bạn đọc có thể tham khảo bộ tài liệu này